Giới thiệu mô hình liên kết mục tiêu
Để tổ chức làm việc hiệu quả, cần đảm bảo toàn bộ nhân sự trong tổ chức đều đang hướng đến cùng một chiến lược tổng thể. Nhiều doanh nghiệp đã tiêu tốn rất nhiều nguồn lực để xây dựng một bản chiến lược hoàn hảo, nhưng khi triển khai xuống các bộ phận, quá trình thực thi lại bị đứt gãy, dẫn đến không đạt được kết quả mong muốn.
Mô hình liên kết mục tiêu (Goal Alignment) trong MasterGoal giúp doanh nghiệp đảm bảo mọi cá nhân trong tổ chức đều bám sát chiến lược chung. Thông qua việc liên kết mục tiêu liền mạch giữa các cấp công ty – phòng ban – cá nhân, mọi thứ trở nên rõ ràng và tập trung. Mô hình này còn giúp tổ chức dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đánh giá hiệu quả triển khai chiến lược một cách trực quan và xuyên suốt.
Mô hình liên kết mục tiêu (Goal Alignment) trong MasterGoal giúp doanh nghiệp đảm bảo mọi cá nhân trong tổ chức đều bám sát chiến lược chung. Thông qua việc liên kết mục tiêu liền mạch giữa các cấp công ty – phòng ban – cá nhân, mọi thứ trở nên rõ ràng và tập trung. Mô hình này còn giúp tổ chức dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đánh giá hiệu quả triển khai chiến lược một cách trực quan và xuyên suốt.
Lợi ích mang lại khi triển khai mô hình liên kết mục tiêu
Mô hình liên kết mục tiêu (Goal Alignment) giúp tổ chức thiết lập mục tiêu rõ ràng, phù hợp với chiến lược công ty và xây dựng hệ thống vận hành liền mạch, hiệu quả hơn thông qua:
- Tăng năng suất làm việc, vì mỗi cá nhân đều hiểu rõ mình đang làm gì và vì mục tiêu gì
- Cải thiện sự phối hợp giữa các phòng ban, nhờ mục tiêu được liên kết và minh bạch
- Tăng tính chủ động và trách nhiệm, khi vai trò và kết quả được xác định rõ ràng
- Rút ngắn khoảng cách giữa chiến lược và hành động giúp tổ chức làm việc tập trung, không bị lệch hướng
Mô hình liên kết mục tiêu trên MasterGoal
MasterGoal xây dựng mô hình Goal Alignment dựa trên hai trục chính Team Alignment & My Alignment, nhằm đảm bảo tính đồng bộ từ cấp chiến lược đến từng cá nhân:

1. Team Alignment – Liên kết theo chiều dọc
Đây là hệ thống kết nối mục tiêu từ cấp công ty → phòng ban → cá nhân. Giúp các phòng ban hiểu rõ tầm nhìn, đảm bảo tập trung vào việc đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Nền tảng để xây dựng Strategy Map – bản đồ thể hiện sự lan toả chiến lược trong toàn tổ chức
- Strategic Pillar – KPI: Sử dụng KPI - các chỉ số định lượng cố định để đo lường hiệu quả thực tế của từng trụ cột chiến lược (Strategic Pillar). Dữ liệu thường được trích xuất từ hệ thống bán hàng (CRM, ERP...).

- UltimateGoal: Mở rộng thị phần tại khu vực phía Nam trong năm 2025
- Strategic Pillar: Tăng trưởng thị phầnkhu vực phía Nam
- Department KPI (Phòng Kinh doanh): Đảm bảo doanh thu khu vực miền Nam đạt 300 tỉ đồng trong năm
- Individual KPI (Nhân viên kinh doanh khu vực Bình Dương): Mở mới tối thiểu 01 nhà phân phối mỗi quý, đóng góp doanh thu tối thiểu 3 tỉ đồng/tháng
- Strategic Pillar – OKR: OKRs được dùng để mô tả các kết quả thực tế đạt được từ các trụ cột chiến lược (Strategic Pillar). OKR là hệ thống quản lý các kết quả then chốt cụ thể và đo được, nhưng không mang tính đánh giá cố định như KPI.

Ultimate Goal: Mở rộng thị phần tại khu vực phía Nam trong năm 2025
Company OKRs – Cấp công ty: Objective “Mở rộng sự hiện diện của thương hiệu tại khu vực phía Nam”
- Key results: Tổ chức 4 sự kiện marketing tại TP.HCM, Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng Tàu trong 2 Quý đầu năm 2025
Department OKRs – Phòng Kinh doanh: Objective “Tối đa hóa hiệu suất khai thác khách hàng khu vực miền Nam”
- Key results: Tiếp cận ít nhất 100 nhà phân phối tiềm năng trong Quý 2
Individual OKRs – Nhân viên kinh doanh: Objective “Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ nhà phân phối tiềm năng tại khu vực phía Nam”
- Key results: Tiếp cận tối thiểu 10 nhà phân phối tiềm năng trong Quý 2, thông qua gặp mặt và online
- Objective – Key Result – Objective (Cross-team OKRs) liên kết mục tiêu giữa nhiều phòng ban khác nhau trong tổ chức. Trong một số trường hợp, để thực hiện một mục tiêu lớn, cần đến sự phối hợp của nhiều phòng ban khác nhau. Khi một Key Result cần nhiều bộ phận phối hợp, mỗi phòng ban sẽ tạo OKR riêng để cùng đạt kết quả đó. Hệ thống hiển thị sơ đồ liên kết giúp theo dõi và cập nhật tiến độ tự động giữ các OKR.

Objective (OKR cha – Phòng CNTT): Triển khai hệ thống CRM toàn diện trong toàn doanh nghiệp
- Key results 1 (Phòng CNTT): Hoàn thành tích hợp kỹ thuật tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng trước 31/10
- Key results 2 (Phòng Kinh doanh): 100% nhân viên sử dụng CRM thành thạo trong 2 tuần đầuObjective liên kết – Phòng Kinh doanh: Tăng tốc độ ứng dụng CRM vào hoạt động bán hàng
- KR: Tổ chức 3 buổi đào tạo nội bộ về CRM theo nhóm ngành
- Key results 3 (Phòng CSKH): Đạt mức hài lòng ≥ 90% từ bộ phận chăm sóc khách hàng về khả năng truy xuất dữ liệu từ CRMObjective liên kết – Phòng CSKH: Tối ưu trải nghiệm khai thác dữ liệu khách hàng trên CRM
- KR: Đạt ≥ 90% khách hàng hài lòng với trải nghiệm sử dụng CRM mới sau 1 tháng triển khai
- Strategy Map: bản đồ trực quan thể hiện mối liên kết mục tiêu trong toàn doanh nghiệp, từ cấp chiến lược (Strategic Pillars) đến các cấp đo lường kết quả (KPIs) và hành động triển khai (OKRs). Đây là công cụ trung tâm giúp Ban lãnh đạo theo dõi tiến độ chiến lược và đảm bảo sự đồng bộ giữa các phòng ban và cá nhân.

Ngoài ra, KPIs có thể xem chi tiết dạng cây liên kết (tree view) từ KPIs công ty – KPIs phòng ban – KPI cá nhân.

2. My Alignment – Liên kết trong từng cá nhân
Đây là hệ thống liên kết mục tiêu trong cùng một cá nhân. Mục đích là giúp mỗi nhân sự hiểu rõ vai trò và mối liên hệ giữa các KPI và OKR mà họ đang thực hiện, từ đó nâng cao khả năng tự quản lý hiệu suất.
My Alignment đặc biệt hữu ích trong việc chuyển hóa mục tiêu tổ chức thành hành động cụ thể ở từng cá nhân, giúp cá nhân chủ động – quản lý được tiến độ – điều chỉnh phương pháp – và tăng khả năng đạt mục tiêu cuối kỳ.
My Alignment đặc biệt hữu ích trong việc chuyển hóa mục tiêu tổ chức thành hành động cụ thể ở từng cá nhân, giúp cá nhân chủ động – quản lý được tiến độ – điều chỉnh phương pháp – và tăng khả năng đạt mục tiêu cuối kỳ.
- KPI – OKR: Dùng OKR để cải thiện KPI. Mối liên kết này thể hiện khi KPI được xác định là kết quả cần đạt, còn OKR được sử dụng như công cụ để thúc đẩy hành động và cải thiện tiến độ đạt KPI đó.

.png)
- OKR – OKR: Phân rã OKR theo quý từ OKR năm. Để thực thi hiệu quả một mục tiêu có tính dài hạn cần phân rã mục tiêu để triển khai theo từng giai đoạn cụ thể ngắn hạn (thường là theo quý) để dễ thực hiện, theo dõi và điều chỉnh.

Objective (Year): Xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp cho công ty".
- KR: Đạt 10.000 lượt tiếp cận chiến dịch tuyển dụng trên LinkedIn
Mục tiêu này được phân rã thành các OKR theo quý như sau:
- OKR Q1: Xác định EVP (Employer Value Proposition) chothương hiệu tuyển dụng
- KR: Phỏng vấn nội bộ 10 nhân sự chủ chốt để thu thập insight
- OKR Q2: Đẩy mạnh truyền thông EVP ra thị trường tuyển dụng
- KR: Đạt ≥ 5000 lượt tiếp cận bài viết trong tháng đầu
- OKR Q3: Tiếp cận ứng viên tiềm năng tại các trường đại học
- KR: Tổ chức 2 hội thảo tại ĐH Kinh tế, Bách khoa
KẾT LUẬN
Goal Alignment (mô hình liên kết mục tiêu) đóng vai trò trung tâm trong hệ thống quản trị hiệu suất liên tục (Continuous Performance Management – CPM), giúp doanh nghiệp tạo nên một chuỗi liên kết xuyên suốt từ chiến lược cấp cao đến hành động cụ thể ở từng cá nhân.
Việc phân tách thành hai nhóm liên kết – Team Alignment và My Alignment – không chỉ giúp làm rõ dòng chảy mục tiêu trong tổ chức, mà còn tạo điều kiện để kết nối mục tiêu tổ chức với sự phát triển cá nhân một cách bền vững. Đây chính là nền tảng giúp mở rộng hiệu quả quản trị sang nhiều cấu phần khác như: sáng kiến thực thi, phản hồi liên tục và đánh giá linh hoạt.
Trong hệ thống MasterGoal, mỗi mục tiêu không chỉ là con số, mà là một cam kết hành động, đi kèm với:
Việc phân tách thành hai nhóm liên kết – Team Alignment và My Alignment – không chỉ giúp làm rõ dòng chảy mục tiêu trong tổ chức, mà còn tạo điều kiện để kết nối mục tiêu tổ chức với sự phát triển cá nhân một cách bền vững. Đây chính là nền tảng giúp mở rộng hiệu quả quản trị sang nhiều cấu phần khác như: sáng kiến thực thi, phản hồi liên tục và đánh giá linh hoạt.
Trong hệ thống MasterGoal, mỗi mục tiêu không chỉ là con số, mà là một cam kết hành động, đi kèm với:
- Sáng kiến (Initiatives): Các hành động cụ thể được gắn trực tiếp với mục tiêu nhằm bảo đảm có tiến độ thực thi rõ ràng.
- Phản hồi liên tục: Thiết lập các chu kỳ phản hồi liên tục giữa các cá nhân có liên quan đến cùng mục tiêu, giúp điều chỉnh kịp thời và nâng cao hiệu quả phối hợp.
- Đánh giá hiệu suất công bằng, liên tục và minh bạch: đánh giá dựa trên giá trị đóng góp thực tế, chứ không đơn thuần là cảm tính hay cấp bậc.
Goal Alignment chính là bước đầu tiên để xây dựng một hệ thống quản trị hiệu suất liên tục, kết nối chiến lược với con người bằng dữ liệu và hành động.